Tìm hiểu thắng cảnh Ngũ Hành Sơn
NGŨ HÀNH SƠN HAY NÚI NON NƯỚC ĐÀ NẴNG
Theo truyền thuyết của người Chăm, thuở xa xưa có một lão ngư (ở phương Bắc bị đắm thuyền trôi dạt đến. Có sách ghi là một ẩn sĩ) sống giữa bãi cát mênh mông bên bờ biển…
Vị trí núi Ngũ Hành Sơn
Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 8 km về phía đông nam, nui ngu hanh son trên một bãi cát mênh mông gần bờ biển, thuộc làng Hoà Khuê, ấp Sơn Thủy, huyện Hòa Vang quận Ngũ Hành Sơn. Ngũ Hành Sơn với năm ngọn núi được nằm theo hệ Ngũ Hành là một kiệt tác của thiên nhiên ban tặng cho thành phố Đà Nẵng. Nhìn từ trên cao Ngũ Hành Sơn giống như một bàn tay của Trời ấn định nơi đây là vùng đất thiêng.
Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là một thắng cảnh nổi tiếng; trong ký ức của nhiều người đây còn là vùng “địa linh” của xứ Quảng xưa nay. Ngũ Hành Sơn là một địa danh du lịch được rất nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến. Các bạn có thể tham khảo thêm các điểm du lịch Đà Nẵng
Một nhà thơ đã viết về Ngũ Hành Sơn “Núi thấp hơn hết mà danh cao hơn hết” (dịch). Thực ra tên gọi Non Nước đã có từ lâu đời, đã đi vào ca dao như một tổng kết kinh nghiệm về thời tiết của dân chúng: “Chiều chiều mây phủ Sơn Trà, Sấm rền Non Nước trời đà chuyển mưa”. Trong Giáp Ngọ bình Nam đồ do Đoan quốc công Nguyễn Hoàng lập năm 1594, sau khi được vua Lê cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa, vẽ đường đi từ Chiêm Thành đến biên giới Chân Lạp có ghi địa danh “Non Nước Sơn”.
Cũng như trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá Công Đạo, tự Đạo Phủ, quê Nghệ An, soạn vào năm Bính Dần (1686), vẽ đường đi từ Thăng Long đến Chiêm Thành đều có ghi “Non Nước Sơn tam đỉnh” bằng chữ Nôm. Như vậy là địa danh núi Non Nước đã xuất hiện trên văn bản hơn 5 thế kỷ, còn sự ra đời của nó chắc phải kể từ khi những lưu dân Việt đặt chân đến vùng đất này. Trong khi đó, tên Ngũ Hành Sơn được Lê Quang Định nói đến trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (1806) như sau: “Phía đông bến đò xã Hoàn Ký Đông có núi Ngũ Hành Sơn, năm tòa núi chia làm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi là núi Non Nước”. Phải thừa nhận rằng tên Ngũ Hành Sơn không những mang tính hoa mỹ hơn, mà người đặt ra nó đã dựa vào thế đất, thế núi và có kết hợp các yếu tố cơ bản của thuyết âm dương ngũ hành.
Người Pháp sau này, cuối thế kỷ XIX, thì lại dựa vào chất liệu của núi đá để đặt tên cho thắng cảnh là “Les montagnes de marbre” (Những ngọn núi đá cẩm thạch).
Những dấu tích còn lưu lại cho biết rằng trước khi người Việt đến đây, người Chăm đã thờ cúng các vị thần của họ trong các hang động, đền miếu trên các hòn núi này. Người Việt đến mang theo đạo Phật, lập thêm chùa chiền, am, thất làm tôn thêm tính chất uy nghiêm của một thắng cảnh mà không bài trừ nhau. Các bạn có thể tham khảo thêm ẩm thực đặc sản Đà Nẵng
Truyền thuyết Ngũ Hành Sơn:
Theo truyền thuyết của người Chăm, thuở xa xưa có một lão ngư (ở phương Bắc bị đắm thuyền trôi dạt đến. Có sách ghi là một ẩn sĩ) sống giữa bãi cát mênh mông bên bờ biển. Một hôm, lão ngư thấy một con giao long rất lớn (có sách chép là nữ thần Naga) đến đây đẻ trứng. Bỗng từ đâu một con rùa vàng hiện lên, tự xưng là thần Kim Quy, đào cát vùi quả trứng xuống, rồi giao cho ông lão một cái móng chân của mình, và dạy cách trông coi trứng rồng. Nhờ có móng rùa thần, mà ngư ông đã ngăn chặn được diều hâu và các loài thú dữ đến xâm phạm nơi ấp trứng. Sau đó, quả trứng ngày một lớn dần. Cho đến một hôm, trứng nở ra một thiếu nữ xinh đẹp (có sách ghi là nàng tiên), và vỏ trứng tách thành năm mảnh, trở thành năm ngọn: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Vua Chăm nghe được câu chuyện ấy liền cưới thiếu nữ làm vợ, còn Thần Kim Quy thì chở ông lão lên trời. Các bạn có thể tham khảo thêm Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng
KHÁM PHÁ 5 NGỌN NÚI TRONG NÚI NGŨ HÀNH
Những ngọn núi này bao bọc quanh mình nó rất nhiều những huyền thoại khác nhau. Không gian thơ mộng của cảnh trí và vẻ bãng lãng cổ tích của những câu chuyện cổ đã mang lại cho Ngũ Hành Sơn cái ý vị mà ít nơi nào có được. Trong tư duy triết học của Trung Hoa, Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là những yếu tố cấu thành vũ trụ. Con số 5 là con số cực kỳ quan trọng trong tư duy và trong đời sống phương Đông. Nhìn như thế, trong sự trùng hợp ngẫu nhiên, 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn tự trong mình nó đã hàm chứa những vẻ kỳ bí dị thường.
Kim Sơn:
Kim Sơn nằm ở phía đông nam, bên bờ sông Cổ Cò. Đi thuyền trên sông, du khách có thể ngắm bóng núi, bóng chùa in trên mặt nước phẳng lặng. Tại đây xưa có Bến Ngự, nơi thuyền Vua cập bến mỗi khi du hành Ngũ Hành Sơn. Nay bến xưa không còn nhưng cạnh chùa Quan Âm người ta vừa tìm thấy một cột lim neo thuyền ngày xưa.
Ngay dưới chân ngọn Kim Sơn có một hang động dài hơn 50m, rộng gần 10m, cao khoảng 10 – 15m. Lối vào động là những bậc đá tự nhiên, bên trong là những lớp thạch nhũ bám vào vách núi tạo thành hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát Cao Bằng người thật rất thanh tú. Tượng thạch nhũ này còn sinh động hơn nhờ một lớp nhũ đá lấp lánh như dải kim tuyến phủ từ bờ vai đến gót chân tượng. Dưới chân tượng là một con rồng đang cuộn mình giữa những làn sóng.
Đặc biệt, phía sau Bồ Tát còn có một hình tượng nhỏ hơn trông như Thiện Tài đồng tử và bên trái là hình chim Khổng Tước, hai cánh xoè rộng toả khắp trần động. Có thể nói đây là bức phù điêu tuyệt mỹ mà thiên nhiên đã ban cho Kim Sơn. Sau khi phát hiện ra động (1950), hoà thượng Thích Pháp Nhãn đã cho mở rộng lối vào động và xây dựng chùa Quán Thế Âm. Chùa dựa lưng vào ngọn Kim Sơn, ngoảnh mặt ra khúc sông đầy hoa sen thơm ngát. Hàng năm vào mùa lễ hội đầu xuân (19/2 âm lịch), chùa mở hội lấy tên là Hội Quán Âm.
Mộc Sơn:
Mộc Sơn nằm ở phía đông, sát biển, gần hòn Thuỷ Sơn. Phía đông và nam là động cát, phía bắc là ruộng và phía tây là xóm làng. Tuy thuộc hành Mộc nhưng tại đây lại rất ít cây cối. Đỉnh núi đá bị xẻ thành những răng cưa giống như cái mồng gà trống nên có thể vì vậy mà còn có tên núi Mồng Gà.
Trên hòn núi này không có chùa chiền, chỉ có một khối đá cẩm thạch màu trắng trông tựa người đang ngồi. Người địa phương gọi là Cô Mụ hay Bà Quan Âm. Dưới chóp núi 10m có một kẻ đá rộng chạy ngang phía nam.Trong núi có một động nhỏ, tương truyền ngày xưa có một người đàn bà tên là Trung tu ở đó nên có tên là động Bà Trung. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cán bộ và nhân dân địa phương thường vào đây để tránh máy bay địch.
Thủy Sơn:
Thuỷ Sơn nằm ở phía đông bắc là núi đẹp nhất, http://kitetravel.vn/tour/tour-ghep-ngu-hanh-son-hoi-an-1-ngay/ du khách thường đến ngoạn cảnh gọi là Chùa Non Nước, phong cảnh hữu tình có thể nói núi Thủy sơn nằm dài từ đông sang tây rộng 15 ha, có nhiều Chùa được xây cất lâu đời, có động Thạch nhũ, có hai chùa đẹp chùa Tam Thai và chùa Linh Ứng, đường lên núi làm bằng từng cấp lót đá, trên đỉnh 3 ngọn núi mang tên là “Tam Thai” bởi vì nó giống như “Sao Tam Thai” tức là 3 ngôi sao làm thành cái đuôi của chùm sao Đại Hùng Tinh. Du khách từ vùng biển muốn lên thăm Linh Ứng phải bước lên khoảng 108 tầng cấp, nếu đến chùa Tam Thai nằm ở phiá nam phải đi xa hơn những tầng cấp dài 156 bậc. Ngày nay phần lớn du khách đến Thuỷ sơn bằng xe từ đường Huyền Trân, hai bên đường là làng chuyên về nghề điêu khắc tạc tượng, bằng đá cẩm thạch
Hỏa Sơn
Hoả Sơn gồm 2 ngọn và một đường đá nhô lên nối liền chúng với nhau. Ngọn phía tây gần Kim Sơn là Dương Hoả Sơn, nằm trên bờ sông Cổ Cò. Ngày xưa, khi Đà Nẵng và Hội An còn giao lưu bằng đường thuỷ, ở đây có một ngã ba sông, ghe thuyền qua lại vô cùng tấp nập.
Trên sườn núi phía tây, mặt hướng về phía bắc, đối diện với Kim Sơn có lớn xuất hiện vùng vẫy trên bãi cát và một quả 3 chữ Hán rất to được khắc vào vách đá “Dương Hoả Sơn”. Trong núi Dương Hoả Sơn có các hang và chùa Phổ Sơn Đà. Còn ngọn ở phía đông, gần đường đi Hội An là Âm Hoả Sơn với chóp núi nhô cao, sườn núi có nhiều thớ đá nằm nghiêng và chạy ngang tạo thành lát cắt, mỏm núi phía đông có một hang đá thông từ sườn phía nam ra sườn phía bắc. Cây cối mọc xen dày ở các kẽ đá.
Thổ Sơn:
Thổ Sơn là ngọn núi nằm ở phía bắc hòn Kim Sơn và phía tây hòn Thủy Sơn. Đây là ngọn núi đất, thấp nhất nhưng cũng dài nhất, trông như một con rồng nằm dài trên bãi cát. Phía tây Thổ Sơn là đoạn sông Ba Chà. Núi có hai tầng, lô nhô những khối đá trên đỉnh, nhất là ở sườn phía đông. Sườn phía bắc dốc hơn, có những vách đá dựng đứng, hẹp và thấp. Thân núi có một lớp cỏ mỏng bao phủ để lộ nhiều chỗ màu đất sét đỏ có nhiều gạch cổ thời Chiêm Thành.
Trong núi có một cái hang cửa quay về phía tây nam, ăn sâu vào trong núi có tên là hang Cóc hoặc hang Bồ Đề. Ngách vào hang rất hẹp, chỉ đủ một người lách qua. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân địa phương đã coi hang Bồ Đề như là một địa đạo thiên nhiên, một địa điểm chống càn, bảo đảm an toàn trong mọi tình huống.
Trên vách đá bên cạnh ngôi chùa có một khối đá lớn cao chừng 30m có hình dáng gần giống hình tượng Phật Di Lặc. Theo Phật giáo thì Phật Di Lặc là Phật Vị Lai thuyết pháp tại hội Long Hoa nên chùa lấy tên là chùa Long Hoa. Chùa thờ Phật Di Lặc ở trước, phía sau cao hơn là Phật Thích Ca, hai bên là Bồ tát Quán Thế Âm và Địa Tạng.
http://hanoitrip.net/blog/du-lich-da-nang/cam-nang-du-lich-nui-non-nuoc-da-nang-khong-the-bo-qua/