Trang chủ » Việt Nam » Cát Bà » Những Điểm Nên Thăm Quan Khi Đến Đảo cát bà

Những Điểm Nên Thăm Quan Khi Đến Đảo cát bà

Những Điểm Nên Thăm Quan Khi Đến Đảo cát bà

Du lịch Đảo cát bà nên đi đâu? Gợi ý 10 địa điểm nên đến nhất của Đảo cát bà

Giới thiệu chung về Cát Bà

Đảo cát bà gồm 367 đảo lớn nhỏ, trong đó Cát Bà nằm ở phía nam vịnh Hạ Long. Đảo cát bà là hòn đảo lớn nhất trong tổng số 1969 hòn đảo trên vịnh Hạ Long, là nơi hội tụ giữa rừng với biển. cac diem du lich cat ba Trước đây Cát Bà thuộc huyện Đảo cát bà, mãi đến năm 1956 mới sát nhập vào thành phố Hải Phòng. Khu du lịch Cát Bà ngày nay với rất nhiều điểm đến hấp dẫn, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Trước đây đảo thuộc tỉnh Quảng Yên, sau thuộc khu Hồng Quảng, đến năm 1956 mới chuyển về thành phố Hải Phòng. Trên đảo chính Đảo cát bà có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi là một nơi đang được đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. phía đông nam của đảo có vịnh Lan Hạ, phía tây nam có vịnh Cát Gia có một số bãi cát nhỏ nhưng sạch, sóng không lớn thuận tiện cho phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng. Trên biển xuất hiện nhiều núi đá vôi đẹp tương tự vịnh Hạ Long và Bái Tử Long.

Du lịch Đảo cát bà nên đi những đâu?

Cảm nhận của du khách đi thăm vịnh Lan Hạ:

Mùa thu đi thăm vịnh Lan Hạ có lẽ là điều tuyệt vời nhất trong những chuyến du lịch mà tôi đã từng đi. Thật vậy, mùa thu ở đây đem đến cho tôi cảm giác vô cùng gần gũi với thiên nhiên. Ánh nắng thu dịu vừa đủ hòa với những làn gió mát rượi của đại dương đem đến cho tôi cảm giác hoàn toàn thư thái. Phong cảnh của vịnh như một thiên đường với những hòn đảo đá nhỏ nhấp nhô, bên dưới chân đảo còn có những bãi cát trắng mịn làm tôi liên tưởng đến các nàng tiên nữ đang vui đùa bơi lội. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn được bơi dưới làn nước trong như pha lê kia.

Trên đường đi, thi thoảng tôi bắt gặp các du khách nước ngoài đang chèo thuyền kayak men theo các hốc đá ở chân đảo hoặc họ chèo thuyền chui qua những cái hang nhỏ được tạo thành giữa 2 đảo đá. Nhiều du khách yêu thích vịnh Lan Hạ chính bởi cái nét đẹp hoang sơ, sự quyến rũ của những bãi cát yên tĩnh dưới các chân đảo và đâu đó trong vịnh còn có những ngôi nhà nổi có các cư dân làm nghề đánh bắt cá sinh sống từ bao đời nay…

Làng Chài Cửa Vạn

Website du lịch Journeyetc.com vừa đưa làng chài Cửa Vạn của vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vào danh sách 16 ngôi làng cổ đẹp nhất thế giới. Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những ngôi làng vẫn còn giữ được nét nguyên sơ, lãng mạn… Tiêu chí để chọn ra những ngôi làng xuất hiện trong danh sách này là chúng phải cổ kính, có vẻ đẹp duyên dáng, và lưu giữ được nền văn hoá truyền thống đặc trưng. Journeyetc.com đã chọn Cửa Vạn bởi nơi đây hội tụ cả ba yếu tố quan trọng nhất này.

Những điều này đã giúp làng chài Cửa Vạn trở thành một trong 16 ngôi làng hiếm có còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ quyến rũ trên thế giới. Cuộc sống của người dân nơi đây vẫn chưa bị xáo động bởi nhịp sống hiện đại.

Tại làng chài nổi Cửa Vạn, có hơn 200 hộ dân đang sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới. Các hộ dân tại đây dựng các nhà bè nằm men theo rìa các đảo đá. Đặc biệt, cuộc sống thường nhật của cư dân làng chài nổi Cửa Vạn hết sức sống động bởi những điệu hò, câu hát đặc trưng của vùng vịnh Hạ Long.

Nguyên sơ làng chài

Đến với làng chài Cửa Vạn, du khách không chỉ được đắm mình trong không gian êm ả, thanh bình, quyến rũ đến kỳ lạ, được tận mắt ngắm cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, tìm hiểu đời sống văn hóa của ngư dân mà còn được những thôn nữ làng chài trực tiếp hướng dẫn tham quan, chỉ dẫn cách chèo thuyền, giăng lưới, thả câu bắt tôm cá… Những năm gần đây làng chài Cửa Vạn (TP Hạ Long) nổi lên là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Làng chài Cửa Vạn có nguồn gốc từ hai làng chài cổ là Giang Võng và Trúc Võng, cùng với các hòn đảo, trở thành một bộ phận cấu thành Vịnh Hạ Long, nay thuộc địa phận phường Hùng Thắng (TP Hạ Long). Làng chài Cửa Vạn hiện là nơi sinh sống hơn 200 hộ, với trên 750 nhân khẩu, hầu hết sống bằng nghề chài lưới.

Đến với Cửa Vạn, du khách dễ dàng bị cuốn hút trước vẻ đẹp của những ghe thuyền, những chiếc mủng tre đậu trước cửa nhà, những ngôi nhà kèo cột vào nhau chống giông bão, những ngư dân giản dị, chất phác nhưng vô cùng mến khách, những đứa trẻ da sạm đen, dáng nhỏ nhắn mà nụ cười lại rất tươi vui, hồn nhiên… Khung cảnh bình yên, hiền hòa nhưng lại chứa đựng đầy nét nguyên sơ của một làng chài trên biển.

Vào Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn (mô hình Trung tâm văn hóa nổi đầu tiên dành cho cộng đồng ngư dân vạn chài được xây dựng tại Việt Nam nhằm bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa làng chài thông qua các sinh hoạt truyền thống cũng như hoạt động giao lưu giữa cộng đồng dân cư và du khách), du khách sẽ được tận mắt xem và tìm hiểu hàng trăm hiện vật khảo cổ, trong đó có những dụng cụ, phương tiện đánh bắt hải sản của người Việt cổ, nhiều hình ảnh, phim tư liệu, các ấn phẩm về văn hóa dân gian, đời sống của những cư dân làng chài sống trên Vịnh Hạ Long xưa và nay…

Tất cả được tái hiện lại bằng mô hình theo 6 chủ đề chính: tự nhiên và con người; phương thức kiếm sống của ngư dân; đời sống vật chất của dân chài; thủy cư với cuộc sống đời người; tâm linh với cuộc sống tinh thần; cho hôm nay và cho muôn đời sau. Hướng dẫn viên trung tâm chính là con em của những cư dân làng chài Cửa Vạn. Qua lời thuyết minh của các em, du khách sẽ được lạc vào thế giới của dân vạn chài Cửa Vạn với các sưu tập về phương thức đánh cá truyền thống ở nơi đây.

Khi màn đêm buông xuống, du khách sẽ được chèo thuyền tham quan quanh làng, cùng dân chài kéo lưới, ra khơi câu mực, hòa trong từng vị mặn mòi của ngư dân vùng biển. Theo chân các thôn nữ làng chài, dưới ánh trăng thanh, du khách có thể thỏa thích vui đùa, hồi hộp theo dõi những hình thù ngộ nghĩnh cử động trên núi đá. Thú vị nhất là lúc du khách tự tay bắt những con cá, con tôm mắc lưới cho vào giỏ đưa về rồi tự tay chế biến, thưởng thức các loại hải sản mà mình đánh bắt được.

Những đêm làng chài vào hội, hoặc có đám cưới, du khách còn được nghe dân chài hát ghẹo, hát chèo đường (một hình thức diễn xướng với nhiều làn điệu dân ca đặc hữu vùng Vịnh Hạ Long). Tất cả tạo nên sự hấp dẫn, độc đáo đến vô cùng.

Không dừng lại đó, dịp Lễ hội Du lịch Hạ Long năm nay, Cửa Vạn sẽ tiếp tục được quy hoạch và bổ sung thêm nhiều hình thức du lịch mới lạ, độc đáo khác như thăm hang Tiên Ông, tới khu hồ Ba Hầm, leo núi, đến Đầm câu cá… và phương tiện được sử dụng đi lại sẽ là đò gỗ, mủng gỗ, chèo kayak và sẽ do chính những ngư dân làng chài đảm nhiệm.

Sau khi tham quan, du khách sẽ được nghỉ đêm ngay tại các gia đình ngư dân, được thưởng thức những điệu hát, câu hò giao duyên, hò biển… Có thể nói với các tour du lịch thường xuyên được đổi mới, chương trình ngày càng phong phú hấp dẫn, làng chài Cửa Vạn sẽ trở thành một trong những điểm đến không thể thiếu trong lộ trình của du khách khi đến thăm Vịnh Hạ Long.

Theo Báo Quảng Ninh

Để đến với làng chài Cửa Vạn ( làng chài Vạn Giá) du khách có thể đi thuyền từ vịnh Hạ Long hoặc bạn cũng có thể đi từ bến Bèo, Cát Bà để thăm vịnh Lan Hạ sau đó đến thăm làng chài Cửa Vạn. Khi đến đây, bạn có thể chèo kayak đến thăm hang Sáng sau khi vượt qua dãy san hô màu đỏ rất đẹp ngay dưới làn nước trong veo. Tại đây bạn có thể thấy người dân đang cần mẫn lấy những con hà trên khe đá để đem về nấu canh.

Nếu Quý khách muốn có 1 tour khám phá vịnh Lan Hạ và làng chài Cừa Vạn, Quý khách có thể đi theo lịch trình xuất phát từ bến Bèo hoặc Monkey Island Resort ( đảo Khỉ) đi thăm vịnh Lan Hạ ( thăm đảo Vạn Bội, bãi bồi, thăm bè cá Hải Quân, khu vực Ba Trái Đào sau đó đi thăm làng chài Cửa Vạn. Quý khách tham gia chèo thuyền kayak thăm làng, thăm trường học sau đó thăm hang tối ( cho người thích khám phá ), thăm hang Sáng. Sau khi ăn trưa trên thuyền, Quý khách sẽ quay về vịnh Lan Hạ vào thăm làng chài Việt Hải. Quý khách nên chọn xe đạp để vào thăm làng vì phong cảnh hai bên đường đi rất đẹp. Sau khi thăm Việt Hải, Quý khách có thể quay về tắm biển ở bãi tắm đảo Khỉ sau đó trở về Monkey Island Resort để vui chơi và nghỉ ngơi tại resort hoặc nếu không, thuyền sẽ đưa Quý khách về lại bến Bèo, kết thúc chương trình khám phá vịnh Lan Hạ và làng chài Cửa Vạn.
3. Hang Quân Y
Hang Quân Y nằm trên Cát Bà, thuộc huyện đảo Cát Hải, Thành phố Hải Phòng. Hang nằm trong động Hùng Sơn, bên con đường độc đạo xuyên đảo, cách thị trấn Đảo cát bà 13km. Gọi là hang Quân Y vì trong thời gian chiến tranh với Mỹ, người ta đã xây cả một bệnh viện hàng trăm giường nằm trong lòng động. Cửa hang được làm bằng hợp kim sắt thép, trải qua bao năm nhưng vẫn rất chắc chắn.

Nằm ngay ven đường chính của Vườn quốc gia Đảo cát bà, Hang Quân y là một điểm bạn nên đến nếu có dịp ghé thăm huyện đảo này. Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ vì quy mô hoành tráng của một bệnh viện dã chiến trong lòng núi. Từ trung tâm thị trấn Cát Bà đi khoảng 13km, bạn chỉ mất khoảng 30 phút đến đến Hang Quân y và hang này rất dễ tìm thấy bởi biển chỉ dẫn nằm ngay ven đường.

Lối lên của hang hiện nay vẫn giữ theo kiểu ngày trước (thang gỗ cơ động có thể phá hủy khi có báo động địch tấn công). Bạn cũng sẽ được “hướng dẫn viên bản địa” dẫn bạn vào hang với giá 15.000 đồng/người. Mặc dù chỉ là hướng dẫn viên nghiệp dư và cũng chẳng mấy khi có khách nhưng bạn sẽ cảm nhận được sự nhiệt tình của họ mỗi khi bạn đến đây.

Ngay ở lối vào hang đầu tiên, bạn sẽ bắt gặp 1 cánh cửa sắt kiên cố. Giải thích vì sao cánh cửa lại cong gồ lên, anh HDV cho biết, đây là cách để chống đạn, mảnh bom vì khi đạn văng vào, do đường cong của cửa, chúng sẽ bắn sang hai bên thay vì găm thẳng vào gây hư hại cửa. tourcatba1ngay Ngay sau tấm cửa kiên cố với 4 chốt sắt phụ, 1 chốt chính là lối vào bệnh viện dã chiến với quy mô cực kỳ hoành tráng. Cửa vào có thể hơi nhỏ khiến bạn hơi sợ bởi sự lạnh lẽo và thiếu ánh sáng của nó.

Ánh sáng dọc theo hành lang gần như chỉ đủ sáng phục vụ cho việc đi lại. Bạn sẽ nghĩ đây là một căn hầm chống bom chứ hoàn toàn không nghĩ nó vốn là một hang động bên trong núi. Một phòng bệnh khá rộng trong bệnh viện dã chiến. Theo thiết kế, tầng 1 là khu vực chính gồm 14 phòng chức năng. Tầng 2 là khu vực chiếu phim và kiểm tra thể lực. Tầng 3 là sảnh đón tiếp, phòng gác và phòng sĩ quan.

Một căn phòng trực của các bác sĩ trong bệnh viện dã chiến hiện ra trước mắt người khám phá ngay sau khi mở cửa. Bạn cũng sẽ phát hiện ra cửa cống thoát nước nằm dọc theo hành lang bệnh viện. Ước tính, toàn bộ bệnh viện dã chiến này rộng gần 2000m vuông gồm có 3 tầng riêng biệt gồm 17 phòng lớn nhỏ, bãi chiếu phim và một số phòng chức năng. Người hướng dẫn này đang chỉ tay giới thiệu, hệ thống điện chiếu sáng cung cấp cho từng phòng nhằm đảm bảo công tác cứu chữa bệnh nhân thời kháng chiến.

Để lên tầng 2, có 2 đường lên và đều không phải dễ dàng bởi nhằm gây khó khăn cho địch nếu chúng tấn công bất ngờ. Khu vực phòng chiếu phim đồng thời cũng là hội trường, nơi tập luyện tác chiến… Mặc dù có những chỗ trần rất thấp, phải nằm bò mới có thể di chuyển được nhưng nó rất hợp cho công tác huấn luyện. Lối lên tầng 3 cũng rất khó nếu vội vàng. Đây là cách chống địch tấn công chớp nhoáng.

Trong trường hợp địch tấn công được vào bên trong, mọi người từ tầng 3 có thể nhảy xuống bể nước bố trí bên dưới tầng 2 sau đó lao ra cửa hầm thoát hiểm và chạy thẳng ra lối cửa phụ. Ngoài ra, trong hang này còn có khu vực cầu thang ngầm đi ngay bên dưới tầng 3. Nó dẫn ra khu thoát hiểm của tầng 3 và đi ra hướng cửa sau của bệnh viện. Cuối đường hầm là 2 tấm cửa sắt lớn chống địch đột kích, công phá. Đây cũng sẽ là lối thoát hiểm nếu địch tấn công từ phía cửa trước.

Cổng ra cũng là cổng thoát hiểm của bệnh viện nằm ở mặt khác ngọn núi, ẩn mình sau những nhũ đá lớn.

Hang Quân Y còn là một địa danh lịch sử do từng là bệnh viện dã chiến trong thời gian đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc Việt Nam trong những năm 1963 – 1965 bằng máy bay và tàu chiến. Trong thời gian này Quân và dân trên đảo đã xây dựng hang dựa vào lòng núi đá vôi tự nhiên để làm nơi chữa bệnh cho thương binh, nơi trú ẩn, tránh bom đạn dân cư địa phương và dân cư sơ tán về từ đảo Bạch Long Vỹ.
https://maps.google.com/url?q=http://kitetravel.vn/

http://hanoitrip.net/blog/du-lich-cat-ba/du-lich-dao-cat-ba-nen-di-dau/

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *